Kinh tế Phú Quốc “lá cờ đầu” của tỉnh Kiên Giang
Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Phú Quốc, năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển - xã hội, giai đoạn 2021-2025. Mặc dù, chịu ảnh hưởng của đại dịch nhưng Phú Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ, là "lá cờ đầu" phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang.
Tổng thu ngân sách hơn 51% của cả tỉnh
Theo báo cáo, UBND TP Phú Quốc, năm 2022, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 23.125 tỷ đồng. Giá trị sản xuất Nông- Lâm nghiệp- Thủy sản 4.258 tỷ đồng, công nghiệp- xây dựng đạt 19.321 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách TP Phú Quốc đạt 6.000 tỷ đồng. Ảnh Hữu Tuấn
Lĩnh vực bán lẻ hàng hóa đạt 13.767 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ, lưu trú và ăn uống 10.884 tỷ đồng. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 199 nghìn tấn. Chế biến nước mắm đạt 13,67 triệu lít.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 6.000 tỷ đồng, chiếm hơn 51% ngân sách của tỉnh Kiên Giang. Trong khi đó, tổng thu ngân sách của cả tỉnh chỉ đạt 11.579 tỷ đồng.
Hơn 2 triệu khách du lịch đến với Phú Quốc trong năm 2022. Ảnh Hữu Tuấn
Tính đến thời điểm hiện nay, có tổng số 338 dự án đầu tư còn hiệu lực, với diện tích quy hoạch 10.956 ha. Có 52/338 dự án được đưa vào hoạt động. Giải ngân vốn đầu tư với số tiền khoảng 14.874 tỷ đồng.
Nhiều chuyến bay quốc tế đến Phú Quốc được nối lại
góp phần giúp Phú Quốc tăng trưởng kinh tế mạnh hơn. Ảnh Hữu Tuấn
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết, sau đại dịch covid 19, năm 2022 Phú Quốc có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là khách du lịch đến với Đảo Ngọc so với cùng kỳ tăng hơn 3 lần. Tăng hơn, cao hơn cả thời điểm trước khi có dịch Covid-19.
"Năm cưỡng chế" hơn 200 vụ
Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, TP Phú Quốc còn tăng cường kiểm tra, xử lý việc lấn, chiếm đất, xây dựng không phép, trái phép trên đất rừng, đất nhà nước quản lý, khai thác khoáng sản trái phép. Phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố.
Năm 2022, Phú Quốc cưỡng chế hơn 200 vụ vi phạm. Ảnh Hữu Tuấn
Trong năm 2022, đã phát hiện, xử lý 128 trường hợp vi phạm về lấn, chiếm đất và xây dựng trái phép. quyết định xử phạt vi phạm hành chính 907 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, trật tự đô thị, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.
Ban hành 379 Quyết định thu hồi đất; 63 quyết định cưỡng chế thu hồi đất; 21 quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi chiếm đất; tổ chức cưỡng chế thu hồi đất 50 trường hợp.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết
trong năm 2023 sẽ thực hiện khoảng 300 đến 400 vụ cưỡng chế. Ảnh Hữu Tuấn
Điển hình các vụ việc như: Cưỡng chế trạm xe buýt tại khu vực sân bay cũ; cưỡng chế các công trình trái phép trong khu bảo tồn biển Phú Quốc; cưỡng chế 18 bungalow ở ấp Cây Sao xã Hàm Ninh. Đặc biệt, 79 căn biệt thự tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, đã cưỡng chế hai căn, ra quyết định cưỡng chế thêm 2 căn, xã Dương Tơ đang củng cố hồ sơ ra quyết định cưỡng chế thêm 54 căn. Dự kiến trong năm 2023, UBND TP Phú Quốc tiến hành cưỡng chế 300 đến 400 vụ vi phạm.
Đồng thời, thành lập tổ kiểm tra, truy quét và chống chặt phá, lấn chiếm đất rừng và kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; ban hành 205 quyết định xử phạt hành chính và quyết định khởi tố vụ án hình sự 11 vụ tội hủy hoại rừng.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết, năm 2022 là năm cưỡng chế của thành phố, UBND các cấp đã thực hiện hơn 200 vụ xây dựng trái phép, lấn chiếm đất rừng, đất hành lang biển. UBND TP xác định cưỡng chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp, nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý đất đai, lấn chiếm đất rừng và khai thác khoáng sản.
-----
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Bài viết khác có thể bạn quan tâm
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiền, bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới.
Tôi quan niệm làm việc hết sức mình và mua nhà đất ngay khi tài chính cho phép chứ không ngồi canh lúc nào là đỉnh hay đáy.
Giá trị của bất động sản (BĐS) tùy thuộc vào vị trí và thời điểm. Tôi chia sẻ quá trình đã mua BĐS để lập nghiệp cách đây 31 năm.
Cùng với mất thanh khoản, giá đất nền tại thành phố đảo Phú Quốc (Kiên Giang) còn giảm giá tới 30-50% so với đầu năm ngoái.
Dự án xây dựng tuyến đường Bạc Liêu – Hà Tiên (Kiên Giang) có chiều dài toàn tuyến khoảng 58km, tiếp nối cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá, đi qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đến đê biển Bạc Liêu.
Trong bối cảnh giá bất động sản đã được điều chỉnh giảm về mức thực tế hơn và thị trường ít cạnh tranh hơn, nhà đầu tư có thể tận dụng thời cơ này để mua vào và ôm tài sản trong dài hạn.
Mọi người đang trở nên cảnh giác và thận trọng hơn về những khoản đầu tư mà họ nắm giữ. Thay vì tìm kiếm các khoản đầu tư có rủi ro lớn, lợi nhuận cao, nhiều người đang quay trở lại tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn, như bất động sản.
Xem thêm...
Bất động sản phải tự cứu mình thay vì trông đợi từ các cuộc giải cứu Ảnh: Như Ý
Sáng ngày 14/12, Sở Giao Thông - Vận tải Kiên Giang đã khởi công xây dựng đường bộ ven biển Hòn Đất - Kiên Lương với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ đồng.
Dự án xây dựng đường Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài khoảng 52km đi qua địa phận 2 tỉnh Kiên Giang - Bạc Liêu là thành phần của tuyến đường Hồ Chí Minh vừa được Bộ GTVT trình gửi Thủ tướng xem xét phê duyệt chủ trương
Năm 2023, giá nhà đất có thể sẽ được điều chỉnh hợp lý và không xuất hiện tình trạng thổi giá, vì vậy, theo các chuyên gia đây là cơ hội tốt để mua nhà.